Phụ nữ Raglay học tập và làm theo Bác Hồ
Chị Thị Bé - sinh năm 1984, là tổ trưởng tổ phụ nữ thôn Thịnh Sơn, xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, chị luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong mọi công việc, tích cực tham gia các phong trào của Hội phụ nữ, được hội viên tín nhiệm và bầu làm chi hội trưởng từ ngày 11/4/2011 đến nay. Chị rất nhiệt tình trong công việc, thường xuyên tìm hiểu và tham gia tập huấn đầy đủ các lớp nâng cao kiến thức, kỹ năng Hội cấp trên và của các ngành taị địa phương để tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia tổ chức Hội.
Thực hiện học tập và làm theo Bác, chị đã vận động hội viên, phụ nữ thực hiện tiết kiệm, phát triển kinh tế gia đình để từng bước giảm nghèo, bằng nhiều việc làm thiết thực cụ thể. Chị đã gương mẫu đi đầu trong thực hiện Học tập và làm theo như: Năm 2017 chị đã phát động đến 10 hội viên tham gia tiết kiệm tại tổ hội, số tiền tiết kiệm được 60.000.0000 đồng, giúp cho 10 hội viên khó khăn để phát triển kinh tế gia đình nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương. Gặp những trường hợp khó khăn, chị kịp thời tạo điều kiện vận động giúp đỡ, như vận động 13 chị em đi học nghề may công nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Cam Ranh, học xong chị em đã được nhận vào làm tại công ty cổ phần may Cam Ranh, thu nhập bình quân mỗi tháng từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng. Đầu năm 2018 chị đã vận động 16 người tham gia tổ tiết kiệm xoay vòng, 1 tháng mức đóng 300.000 đ/người. ….
Đối với chi hội, chị thường xuyên thăm hỏi gia đình có con em tham gia nghĩa vụ quân sự, động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần đối với những gia đình có con em chưa ngoan. Không dừng ở đó, tham gia chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo” cùng nhau giúp khó, trợ nghèo được lan tỏa không chỉ trong chi hội, trên địa xã, chị đã kết nối được với các chi hội phụ nữ của các phường, được chị em phụ nữ người kinh quyên góp quần áo, giày dép dụng cụ học sinh, phương tiện sinh hoạt gia đình đã qua sử dụng nhưng vẫn còn dùng tốt đem đến cho chị em …và nhận về niềm hân hoan phấn khởi trong hoạt động của chi hội mình. 19 CBHVPN có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được những phần quà đầy nghĩa tình.
Năm 2018 tham gia “Phong trào thi đua ái quốc” Với trách nhiệm tổ trưởng tổ vay vốn và tiết kiệm chị đã quản lý 61 thành viên với tổng số tiền hơn 1.560.300.0000 đ, nhưng vẫn tiếp tục gương mẫu đi đầu thực hiện và vận động chị em gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, mỗi tháng tiết kiệm 100.000đ, đến nay tổng số tiền tiết kiệm đã đạt 30.970.000đ, để phòng ngừa rủi ro trong làm ăn và trang bị phương tiện sản xuất, giống vật nuôi cây trồng ... hoặc cho các thành viên trong tổ vay khi gặp khó khăn đột xuất, đồng thời giúp chị em quen dần với việc thực hành tiết kiệm .
Một công việc cần quan tâm thực hiện nhiều nhất đối với chị em phụ nữ đồng bào dân tộc Raglay, đó là làm sao cho con cái của họ giảm được việc vi phạm tảo hôn, bỏ học vì vậy khi thực hiện vai trò Tổ trưởng tổ phòng ngừa tảo hôn, phòng chống bạo lực gia đình, chị vẫn biết việc suy nghĩ của chị em phụ nữ của mình còn rất nhiều hạn chế, chỉ thực hiện việc tiết kiệm, phát triển kinh tế gia đình, vệ sinh môi trường đã là việc khó rồi, mà việc quản lý giáo dục con trong gia đình và việc hòa giải các gia đình vi phạm bạo lực gia đình càng khó vận động hơn. Nên chị đã cố gắng bằng nhiều biện pháp thiết thực gắn liền với các hoạt động lồng ghép trong hoạt động của chi hội phụ nữ, rồi đề nghị Hội phụ nữ xã mời cán bộ Hội thành phố, cán bộ tư pháp xã tuyên truyền phòng ngừa tảo hôn, phòng ngừa bạo lực gia đình đến tận các xóm, sau đó chị em quen dần việc đi sinh hoạt nâng cao nhận thức của mình lên và cũng là có cơ hội để chị quen biết nhiều hơn, chị lại dành thời gian đi đến nhà các chị em để nắm bắt tình cảnh của các gia đình, từ việc làm ăn đến gặp chuyện không vui, khi vợ chồng xích mích, con cái bỏ học. Chị luôn lắng nghe những tâm tư của chị em phụ nữ về tình hình của gia đình mình và các gia đình xung quanh, cùng các chị em tìm ra những nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, hướng cho các chị em những lời khuyên để hàn gắn quan hệ gia đình, hoặc phối hợp với cán bộ thôn để hòa giải cho các cặp vợ chồng, các gia đình mỗi khi xảy ra vấn đề bạo lực gia đình. Chị theo dõi và lắng nghe các cặp vợ chồng nói, cùng chuyện trò, giải thích cho họ hiểu được việc làm sai trái của vấn đề, khi mà tư tưởng của họ đã thông suốt. Mỗi năm chị hòa giải cho khoảng 5 đến 6 cặp vợ chồng trong thôn. Mỗi cặp vợ chồng có những hành động bạo lực gia đình khác nhau, vì vậy, chị cũng có những cách tiếp cận khác nhau như tìm đến nhà của họ nói chuyện với vợ chồng, hoặc nói riêng với từng người, cố gắng giúp cho họ hiểu được những việc làm không đúng của bản thân ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc gia đình và tình cảm của con cái. Đối với những trường hợp mà mâu thuẫn căng thẳng, kéo dài chị phối hợp cùng với thôn mời vợ chồng lên để hòa giải, mỗi người một ý kiến để giúp họ hàn gắn cho gia đình chung tay nuôi dạy con cái.
Để có thể phát huy cao nhất hiệu quả của công tác phòng ngừa tảo hôn và phòng chống bạo lực gia đình, chị luôn luôn nhắc nhở chị em dành thời gian quan tâm con mình và cùng để ý đến các gia đình khác có con trong độ tuổi vị thành niên tại các xóm khi bỏ học, lêu lỏng ham chơi có dấu hiệu tảo hôn, riêng chị thì thường xuyên xuống cơ sở để nắm bắt tình hình và kịp thời phòng ngừa ngay để tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Đối với gia đình mình với vai trò là người mẹ, người chị, chị Thị Bé vận động các thành viên trong gia đình chấp hành tốt các quy định của làng của xóm, của xã, thực hành tiết kiệm từ những việc làm nhỏ nhất như: Tiết kiệm điện, nước, tận dụng ánh sáng tự nhiên, vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh, sắp xếp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, chăm lo cho con cái học hành... Về làm kinh tế, gia đình chị nuôi dê, bò, trồng mía, bắp, 1 năm mỗi con dê cái trưởng thành đẻ được 2 lứa, bò đẻ được 1 con, trồng 2 sào mía, 4 sào bắp nếp hàng năm cho gia đình chị thu hàng chục triệu đồng chưa kể việc tận dụng lá ngọn mía, cây và vỏ bắp làm thức ăn cho bò, cho dê, đến nay gia đình chị đã có 11 con dê, 2 con bò tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Với những thành tích phấn khởi đáng tự hào trong phong trào phụ nữ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương, cá nhân chị và tập thể chi hội đã được nhận được nhiều khen thưởng của Hội LHPN thành phố về xây dựng chi hội mẫu và UBND thành phố Cam Ranh trong hoàn thành xuất sắc việc thực hiện đề án 343: Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” giai đoạn 2012 – 2016. Tập thể chi hội được UBND xã tặng bằng khen: Đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động năm 2017. Chị Thị Bé thực sự là người phụ nữ Raglay luôn luôn học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để từ đó tự soi rọi mình và tự rèn luyện bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, xứng đáng là hội viên tiêu biểu xuất sắc khiêm tốn, học hỏi, nêu gương và phấn đấu không ngừng để đạt hiệu quả công tác cao nhất./.
NGUYỄN THỊ MINH
- [14/11/2023] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng “Chi bộ là gốc rễ của Đảng” trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay
- [30/10/2023] Tư tưởng “trọng dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- [30/09/2023] Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
- [31/07/2023] Nghĩ về chữ đức, chữ tài của người cán bộ
- [30/06/2023] Thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
- [03/05/2018] Một số nội dung căn bản, cốt lõi trong phong cách Hồ Chí Minh
- [09/01/2018] Những đêm giao thừa bác đến với người nghèo