Cháu nuôi có quyền thừa kế theo pháp luật không?
Phan Quý Phước
"Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
…”
Về quyền thừa kế, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruộtcủa người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Cháu nuôi có thể được hưởng thừa kế từ ông bà trong trường hợp thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, trường hợp của bạn, nếu như mẹ bạn chết trước hoặc cùng thời điểm với bà thì sẽ phát sinh quyền thừa kế thế vị của bạn. Bạn sẽ được hưởng phần di sản mà mẹ bạn được hưởng nếu còn sống.
Trường hợp mẹ bạn chết sau bà, pháp luật thừa kế không phân biệt quyền thừa kế của con nuôi với con đẻ, khi đó tại thời điểm người bà chết thì mẹ bạn đã được quyền thừa kế di sản do người bà để lại. Do đó, khi mẹ bạn chết thì bạn với tư cách là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn sẽ được quyền hưởng phần di sản này.
Luật gia tư vấn
- [25/10/2024] MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
- [23/10/2024] Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?
- [01/10/2024] Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
- [23/09/2024] Một số điểm mới Nghị định 71/2024/NĐ-CP về định giá đất theo Luật Đất đai 2024
- [02/09/2024] Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024
- [20/12/2018] Có quan hệ thông gia thì có bị cấm kết hôn không?
- [20/12/2018] Biên bản xử phạt giao thông có thay thế bằng lái xe được không?
- [13/12/2018] Hỏi đáp pháp luật: Công an xã có được kiểm tra giao thông không?
- [13/12/2018] Giấy chứng nhận kết hôn ghi sai thông tin về số giấy chứng minh nhân dân
- [10/04/2018] Thai 30 tuần đã được nghỉ hưởng chế độ thai sản chưa?