Một số quy định bổ sung về chính sách trợ giúp xã hội
1. Quy định về hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách (Điều 12)
- Bổ sung thêm quy định về thời gian hỗ trợ lương thực cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch trong thời gian 01 tháng.
- Bổ sung thêm quy định về hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu, cụ thể: Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quôc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
2. Tăng mức hỗ trợ chi phí mai táng (Điều 14)
- Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao dộng nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này (quy định hiện hành là bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội) (Khoản 1, Điều 14)
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều 14 do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. (Khoản 2, Điều 14)
3. Tăng mức hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở được quy định tại Điều 15
Mức hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng được quy định tại Điều 15 tăng hơn so với các quy định hiện hành, cụ thể:
- Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, bị sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40 triệu đồng/hộ (tăng 20 triệu đồng so với mức hiện hành)
- Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30 triệu đồng/hộ (tăng 10 triệu đồng so với mức hiện hành)
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiệu 20 triệu đồng/hộ (tăng 5 triệu đồng so với mức hiện hành)
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 và thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
- [12/11/2024] HƯỞNG ỨNG THAM GIA CÁC CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT
- [25/10/2024] MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
- [23/10/2024] Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ gì?
- [01/10/2024] Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024
- [23/09/2024] Một số điểm mới Nghị định 71/2024/NĐ-CP về định giá đất theo Luật Đất đai 2024
- [24/02/2021] Tư vấn pháp luật: Quyền nuôi con trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn
- [21/01/2021] Loại pháo nào người dân được sử dụng?
- [13/01/2021] Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp nào?
- [25/09/2020] Điều kiện để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- [08/09/2020] Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?