Ra mắt mô hình “Địa chỉ an toàn” tại các thôn/ tổ đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh năm 2023
Thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025). Vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Khánh Vĩnh chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Địa chỉ an toàn” tại Thị trấn Khánh Vĩnh, xã Khánh Hiệp, Khánh Thượng, Khánh Bình, Khánh Phú, Sơn Thái, Cầu Bà, Khánh Đông.
Lễ ra mắt mô hình “Địa chỉ an toàn” tại xã Khánh Phú
Mô hình “Địa chỉ an toàn” được thành lập nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình trên địa bàn huyện. Mô hình sẽ được hoạt động theo hình thức tiếp nhận và bảo đảm an toàn, bí mật cho nạn nhân bị bạo lực gia đình và người báo tin. Đây cũng sẽ là địa chỉ gặp gỡ, chia sẻ, tháo gỡ các mối bất hòa trong cuộc sống gia đình, đặc biệt là mâu thuẫn vợ chồng.
Ban Chủ nhiệm “Địa chỉ an toàn” có 03 thành viên là những người người có uy tín, có kinh nghiệm, có khả năng điều hành hướng dẫn các hoạt động của mô hình. Các thành viên là cán bộ Tư pháp, y tế, Văn hoá – xã hội, Công an, trưởng/ phó thôn, trưởng/ phó ban công tác mặt trận thôn, cán bộ chi/ tổ hội phụ nữ. Trong đó, hội Liên hiệp Phụ nữ các cơ sở sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia sinh hoạt tại các địa chỉ an toàn. Trên cơ sở quy chế phối hợp, chủ nhiệm “Địa chỉ an toàn” sẽ xây dựng các kế hoạch phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình và giới thiệu cho người dân hiểu rõ về sự cần thiết và những lợi ích khi tham gia mô hình “Địa chỉ an toàn”. Bên cạnh đó, mỗi mô hình sẽ được hỗ trợ 15.000.000 đồng để mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động này.
Để mô hình “Địa chỉ an toàn” phát huy hiệu quả trong thời gian tới, các cấp bộ, ngành địa phương sẽ tiếp tục đa dạng hóa công tác truyền thông về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình; đồng thời tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, hỗ trợ các nạn nhân. Từ đó, góp phần giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn huyện, hướng tới thay đổi nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng, xã hội.
Nhật Linh
- [07/01/2025] Chị Đặng Thị Thừa – Người Phụ nữ làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo trong cuộc sống
- [06/11/2024] Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Kiểm tra, giám sát hoạt động nhận ủy thác cho vay và hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ
- [06/11/2024] Cụm thi đua Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên: Tổng kết công tác thi đua năm 2024
- [01/11/2024] Diên Điền: tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024
- [01/11/2024] Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ninh Trung làm tốt công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh
- [21/09/2023] 650 đại biểu tham gia Hội nghị tập huấn hướng dẫn đối thoại chính sách và giám sát, đánh giá bình đẳng giới tại các xã, thị trấn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh năm 2023
- [20/09/2023] Ninh Hòa nhiều hoạt động hướng đến phụ nữ và trẻ em
- [20/09/2023] Gần 650 tranh vẽ và 02 clip dự thi Cuộc thi “Lắng nghe con nói”
- [20/09/2023] Ninh Trung: Trao tặng bồn rửa tay cho học sinh tại điểm trường mầm non và tặng quà Trung thu, cho người già và các bé mồ côi không nơi nương tựa
- [20/09/2023] Hội LHPN phường Ninh Đa tổ chức Hội thi “Rung chuông vàng”