7 nội dung phải bảo đảm khi tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

|
Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương khi hướng dẫn về công tác tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 tại hội nghị tập huấn trực tuyến cho Hội LHPN 63 tỉnh, thành và các đơn vị trực thuộc Ban Phụ nữ Quân đội, Hội Phụ nữ Công an sáng nay, 26/8/2021.
26_Aug_2021_070004_GMT20_Jul_2021_022400_GMT1.jpg (119 KB)
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương tặng hoa chúc mừng Đại hội phụ nữ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (ngày 24/3/2021)
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam đã ra văn bản hướng dẫn số 58/HD-ĐCT nhằm kịp thời hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
2021-08-26 (13).png (439 KB)
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Thị Hương hướng dẫn Công tác tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

7 nội dung phải bảo đảm khi tổ chức Đại hội

Phó Chủ tịch Hội nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ có thể linh hoạt, phù hợp với thực tế từng địa phương nhưng dù tổ chức dưới hình thức nào, trực tiếp hay trực tuyến, hay kết hợp cả hai thì Đại hội vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc, quy trình, thủ tục chung theo Điều lệ Hội và các văn bản Hướng dẫn. Trong đó, chương trình đại hội phải có các nội dung cơ bản sau: Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu; Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới; Báo cáo kiểm điểm BCH; Bầu cử BCH, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên; Tham luận, đóng góp ý kiến cho văn kiện đại hội cấp trên và Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung; Biểu quyết Nghị quyết Đại hội; Tổ chức Hội nghị BCH lần thứ nhất.

Hội LHPN các tỉnh, thành, đơn vị cần chủ động xây dựng phương án, kịch bản đảm bảo khoa học, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện nghiêm túc, tuân thủ chặc chẽ quy định về phòng, chống dịch của Chính phủ và địa phương. Chủ động rà soát, báo cáo cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp để thay thế bằng đại biểu dự khuyết trong trường hợp có đại biểu chính thức là F0, F1; đại biểu thực hiện cách ly y tế tại nhà, đang trong khu cách ly hoặc bị phong tỏa. Trường hợp không đủ đại biểu dự khuyết để thay thế thì cho phép đại biểu được vắng mặt tại đại hội.

Thời gian hoàn thành đại hội ở mỗi cấp, phấn đấu:

Cấp cơ sở: kết thúc trước 15/9/2021; Cấp huyện: kết thúc trước ngày 15/10/2021; Cấp tỉnh: kết thúc trước ngày 30/12/2021. Đối với các địa phương, đơn vị bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, không thể hoàn thành theo tiến độ nêu trên cần báo cáo cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp để được chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể.

Các trường hợp Đại hội tổ chức theo hình thức trực tuyến:

Được áp dụng đối với các địa phương, đơn vị đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15 và 16 của Chính phủ. Tùy điều kiện thực tế, các địa phương, đơn vị lựa chọn hình thức, quy mô trực tuyến: bố trí cho các đại biểu tham dự ngồi giãn cách tại nhiều điểm cầu nhánh tại các địa phương, đơn vị; hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến hoặc triệu tập đại biểu về cùng một điểm tổ chức Đại hội nhưng chia thành nhiều hội trường để làm việc trực tuyến…

2021-08-26 (16).png (259 KB)

Các điểm cầu trực tuyến phải có hội trường đủ điều kiện thực hiện giãn cách theo quy định: tối thiểu bố trí 10 đại biểu (đối với cấp cơ sở), 20 đại biểu (đối với cấp huyện, cấp tỉnh), hạn chế tối đa bố trí các điểm cầu dưới 05 người. Phải có hạ tầng và cán bộ kỹ thuật hỗ trợ, chủ động báo cáo, đề xuất cấp ủy, chính quyền được sử dụng hệ thống cầu truyền hình sẵn có, các dịch vụ họp trực tuyến đảm bảo tính bảo mật. Điểm cầu trung tâm trang trí khánh tiết: bảo đảm nghiêm túc, đầy đủ, trang trọng, tạo được hiệu ứng tuyên truyền, lan tỏa về Đại hội.

Cùng với đó, hội nghị tập huấn cũng đã hướng dẫn về các công tác chuẩn bị tài liệu cho Đại hội, quy trình và kiểm soát các hình thức biểu quyết tại Đại hội (giơ tay/thẻ, bỏ phiếu kín) và cách xử lý một số tình huống phát sinh khi tổ chức Đại hội trực tuyến.

Hiện tại, một số tỉnh có kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh sớm hơn (dự kiến trong tháng 9), đề nghị các tỉnh chủ động gửi văn bản đăng ký lịch duyệt, hồ sơ chuẩn bị đại hội về Đoàn Chủ tịch TW Hội đồng thời chuẩn bị thật tốt nội dung đại hội; xây dựng kịch bản Đại hội theo các phương án ứng phó với các tình huống xảy ra để không bị động, kể cả trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường.

Các địa phương, đơn vị chủ động đăng ký lịch duyệt Đại hội và gửi hồ sơ về Đoàn Chủ tịch TW Hội trước ít nhất 10 ngày để quyết định hình thức duyệt cho phù hợp (trực tiếp hoặc trực tuyến).

TW Hội sẽ tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ một cách linh hoạt nhất, trách nhiệm nhất để Hội LHPN các tỉnh thành tổ chức Đại hội thành công.

Theo: http://hoilhpn.org.vn/