Một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn báo chí
- Để cuộc phỏng vấn được tốt, quan trọng nhất là khâu chuẩn bị. Một số điều cần nhớ trong khi chuẩn bị:
+ Yêu cầu được nhận câu hỏi trước để chuẩn bị nội dung. Nếu thấy có câu hỏi không phù hợp, không sát với nội dung hoạt động Hội, tình hình phụ nữ có thể yêu cầu phóng viên điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp hơn.
+ Chuẩn bị trước nội dung trả lời. Nên chuẩn bị bằng văn bản dưới dạng các ý chính, theo một trình tự logic, có thông tin chứng minh cho các nhận định (nên sắp xếp thông tin ở các mức phải có - cần có - nên có để tuỳ theo thời lượng và tính chất cuộc phỏng vấn mà cung cấp thông tin), nêu bật thông điệp/quan điểm của Hội. Nên tìm hiểu về định hướng/mối quan tâm của báo/tạp chí để chuẩn bị nội dung trả lời phù hợp với độc giả. Khi soạn câu trả lời, cần lựa chọn từ ngữ phù hợp (tránh các từ dễ bị ngọng, nhịu). Đối với các nội dung quan trọng, nên xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia hoặc những người có hiểu biết về vấn đề.
+ Xác định thời gian, địa điểm trả lời phỏng vấn phù hợp (không quá vội, cũng không quá dư thời gian).
+ Chuẩn bị sẵn các tài liệu, báo cáo, thông tin liên quan để nếu cần sẽ sử dụng.
+ Dựa vào tôn chỉ, mục đích của tờ báo cũng như các ý kiến của dư luận để dự kiến các vấn đề có thể sẽ bị hỏi ngoài các câu hỏi được cung cấp trước để có sự chuẩn bị.
+ Chuẩn bị trang phục phù hợp nhưng thoải mái, dễ chịu.
+ Nên tạo thiện cảm với phóng viên từ trước khi gặp bằng cách thể hiện sự sẵn sàng, cởi mở khi trả lời phỏng vấn ngay từ khi liên lạc.
- Những điều cần nhớ khi trả lời phỏng vấn
+ Trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào câu hỏi.
+ Luôn bám sát thông điệp và nhắc lại điểm cần nhấn mạnh.
+ Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, sinh động; hạn chế dùng thuật ngữ.
+ Không nên liệt kê quá nhiều số liệu. Trường hợp cần cung cấp số liệu, nên làm tròn số, sử dụng các biểu/bảng (trường hợp trả lời truyền hình).
+ Thể hiện thái độ chân thành, bình tĩnh, thân thiện.
+ Nếu trả lời truyền hình, cần sử dụng biểu cảm bằng mặt, ngôn ngữ cơ thể.
+ Lưu ý là chúng ta có quyền từ chối không trả lời câu hỏi nếu không đủ thông tin và có quyền yêu cầu phóng viên cho xem lại bài trước khi đăng .
- Những điều không nên làm khi trả lời phỏng vấn báo chí
+ Không nên thay đổi lịch, địa điểm phỏng vấn quá nhiều, nhất là khi sát giờ phỏng vấn.
+ Tránh tranh luận gay gắt, đôi co với phóng viên.
+ Không nên nói lan man, không có trọng điểm.
+ Không nên thể hiện thái độ chỉ trích, khó chịu hoặc bị kích động, mất bình tĩnh vì những câu hỏi khiêu khích.
Hội LHPN tỉnh
- [04/03/2023] Trung tâm dạy nghề Yasaka Saigon Nha Trang dành tặng các bạn hoc viên nhiều ưu đãi lớn và sự trải nghiệm đặc biệt trong khóa học đào tạo theo chuyên đề
- [11/11/2020] Mô hình “Cho đi là còn mãi” của Hội LHPN xã Diên Đồng: nơi chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống
- [31/08/2020] Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Ninh Hòa mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội năm 2020
- [11/08/2020] Hiệu quả từ mô hình “Ngôi nhà xanh” thu gom rác thải nhựa của Hội LHPN xã Ninh Trung (Ninh Hòa)
- [16/07/2020] Phụ nữ thành phố Cam Ranh với công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ khu vực ven biển
- [20/08/2019] Kết quả 5 năm hoạt động Chi hội phụ nữ giúp Chi hội phụ nữ tại huyện Khánh Sơn (giai đoạn 2013 - 2018)
- [14/08/2019] Các giải pháp thu hút hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh của Hội LHPN thị xã Ninh Hòa
- [19/07/2019] Các giải pháp tập hợp, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội của Hội LHPN xã Sơn Hiệp
- [21/06/2019] Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm “Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh”
- [23/04/2019] HƯỚNG DẪN HỘI VIÊN, PHỤ NỮ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC: TỰ TIN, TỰ TRỌNG, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG” GẮN VỚI NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NGƯỜI PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN