Bản tin đối ngoại tháng 10/2021
- Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức thành công Tọa đàm “Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số trong bối cảnh COVID-19 vì phát triển bền vững” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến vào ngày 18/10 với sự tham dự của hơn 240 đại biểu từ các Đại sứ quán, các cơ quan Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế, các bộ ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở Ngoại vụ và Sở Thông tin và Truyền thông 63 tỉnh thành trong cả nước. Sự kiện được đánh giá cao về chủ đề, nội dung chia sẻ chất lượng và đa chiều của các diễn giả và đại biểu; hình thức tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến thu hút sự tham gia của đông đảo và đa dạng các thành phần đại biểu trong đó có 22 Đại sứ các nước và Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Thành công của Tọa đàm đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi số, chia sẻ kinh nghiệm, mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa Hội với các Bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực quan trọng này.
- Chủ tịch Hội tham gia Đoàn Phó Chủ tịch nước thăm song phương Bun-ga-ri, Hy Lạp và dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu tại Bồ Đào Nha (24/10 - 03/11/2021).
- Hội làm việc với một số đối tác (Phái đoàn Liên minh Châu Âu, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Ý, UN Women, UNDP) về các hoạt động hợp tác với Hội trong thời gian tới.
- Đoàn công tác của TW Hội tổ chức tập huấn TOT và ra mắt mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ với hội nhập trên môi trường mạng” tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Vận động thành công Hoạt động “Nâng cao năng lực và lồng ghép nhạy cảm giới cho nữ đại biểu dân tộc thiểu số Hội đồng nhân dân các cấp của các tỉnh miền núi phía Bắc” trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và Phát triển Du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La” (Dự án GREAT) trị giá hơn 2,4 tỷ đồng do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tài trợ.
- Đăng 08 bản tin tiếng Anh trên cổng thông tin điện tử của Hội.
II. Công tác đối ngoại chung1. Kết quả vận động phòng chống COVID-19
Tính đến hết tháng 9/2021, các nước, các tổ chức và đối tác quốc tế đã cam kết, cung ứng cho Việt Nam hơn 150 triệu liều vắc-xin cùng các trang thiết bị vật tư y tế khác thông qua đàm phán mua và viện trợ; trong đó Việt Nam đã nhận được hơn 80 triệu liều vắc-xin COVID-19. Bên cạnh đó, ta thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác quốc tế trong ứng phó với đại dịch, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các sáng kiến phòng, chống dịch; hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các nước trên cơ sở phù hợp với khả năng, thể hiện vai trò trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong quá trình triển khai các hoạt động đối ngoại, các tổ chức nhân dân của ta đã vận động các đối tác ủng hộ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch như hỗ trợ thiết bị, vật tư y tế… với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.
2. Tình hình 3 nước láng giềngĐảng Nhân dân Cách mạng Lào tiến hành Đại hội Đảng bộ 17 cơ quan Trung ương nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy; tích cực lãnh đạo giải quyết các khó khăn kinh tế-xã hội. Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm thành lập, ban hành các văn kiện tuyên truyền về tư tưởng Tập Cận Bình nhằm tăng cường vị thế và hình ảnh hạt nhân lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trước thềm Đại hội XX. Đảng Nhân dân Campuchia tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, củng cố đoàn kết nội bộ, chủ động triển khai công tác chuẩn bị bầu cử Hội đồng xã/phường năm 2022 và bầu cử Quốc hội năm 2023.
III. Cơ hội tài trợ
Đề xuất hỗ trợ các dự án nhỏ cho năm 2022 của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội:
* Mục tiêu: hỗ trợ các dự án bền vững, phục vụ cộng đồng dựa trên sự cần thiết của khu vực xin viện trợ và các tầng lớp dân cư nghèo nhất trong xã hội, nhằm cải thiện điều kiện sống của người nghèo và rất nghèo cũng như người dân có cuộc sống khó khăn, hoặc các dự án hỗ trợ bình đẳng giới.
* Các dự án được hỗ trợ
- Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội tại Việt Nam, được sự đồng thuận của chính quyền địa phương về việc triển khai dự án (đối với tổ chức Hội Phụ nữ thì không cần văn bản này)
- Bên xin tài trợ là tổ chức phi chính phủ của Việt Nam (bao gồm Hội Phụ nữ), các nhóm hỗ trợ, tổ chức nhà thờ hay các tổ chức được công nhận khác (các cá nhân hay doanh nghiệp không là đối tượng được hỗ trợ dự án)
- Bên xin tài trợ phải có đóng góp vào dự án (vật tư, tài chính hay công lao động).
* Những dự án không được hỗ trợ
- Mua sắm hàng hóa tiêu dùng (như thức ăn, thuốc men vv..); Hỗ trợ lương thực phẩm, hỗ trợ nhân đạo
- Dự án đã bắt đầu thực hiện
- Dự án với những khoản chi thường xuyên như chi trả lương, ăn uống, chi phí văn phòng, đi lại.
* Kinh phí xin tài trợ: từ 4.000 đến 12.000 Euro; trường hợp đặc biệt có thể lên tới 25.000 Euro.
* Thời gian:
- Nộp đề xuất/hồ sơ dự án: tháng 3/2022 để Đại sứ quán cân đối vì kinh phí có hạn
- Thời gian triển khai: trong năm 2022.
* Thông tin thêm về chương trình
https://vietnam.diplo.de/vn-vi/themen/05-EZ,Soz/-/2383156?openAccordionId=item-1262092-1-panel
* Đầu mối liên hệ
- Đại sứ quán Đức: 29 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, e-mail: wz-10@hano.diplo.de
- Ban Quốc tế - TW Hội: Đ/c Nguyễn Thị Hoàng Bích, sđt: 024 39717225/0904368649, email: nthbvn@gmail.com.
1. Một số nội dung chia sẻ tại Tọa đàm “Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số trong bối cảnh COVID-19 vì phát triển bền vững” vào ngày 18/10:
Đại dịch COVID-19 cho thấy chuyển đổi số không chỉ là giải pháp thúc đẩy phát triển mà còn là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với các quốc gia cũng như từng cá nhân. Với vai trò và sự đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội, phụ nữ không thể đứng ngoài quá trình chuyển đổi số. Hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi số là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Nhưng thực tế cho thấy còn tồn tại khoảng cách giới trong chuyển đổi số. Theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2019, trên thế giới, phụ nữ sở hữu điện thoại thông minh và truy cập internet ít hơn nam giới khoảng 327 triệu người. Phụ nữ tham gia các hoạt động trực tuyến ít hơn nam giới khoảng 250 triệu người. Phụ nữ, đặc biệt là các nhóm phụ nữ yếu thế gặp nhiều khó khăn, thách thức trong chuyển đổi số, cả ở góc độ năng lực, kỹ năng, thiết bị, công nghệ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các nhóm phụ nữ này không bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số, ví dụ đảm bảo phát triển mang tính bao trùm đối với phụ nữ cao tuổi vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa trong xu hướng già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh ở Việt Nam và nữ hóa dân số cao tuổi…
Tại Việt Nam và cả các nước phát triển như Úc, Na-uy, các nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trên các khía cạnh từ năng lực, kỹ năng, kết nối, trang thiết bị đến công nghệ. Mặt khác, thiết kế các chính sách và chương trình liên quan đến khoa học và công nghệ vốn là lĩnh vực nam giới chiếm ưu thế. Do đó tiếng nói, nhu cầu và quan điểm của phụ nữ không phải lúc nào cũng được thể hiện rõ ràng, khiến định kiến giới trong xây dựng và triển khai các giải pháp kỹ thuật số trong cả khu vực công và tư nhân gia tăng. Kỷ nguyên số có thể mang lại nhiều cơ hội để đảm bảo sự hòa nhập về kinh tế, chính trị và xã hội tốt hơn cho phụ nữ và trẻ em gái nhưng nếu không có các chính sách về quyền và cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, nó có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng do khoảng cách về kỹ thuật số.
2. Chương trình thảo luận “Chính sách đối ngoại nữ quyền” do UN Women phối hợp với Học viện Ngoại giao và Đại sứ quán các nước Canada, Pháp, Mexico, Tây Ban Nha và Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức vào ngày 7/10/2021.