Biên bản xử phạt giao thông có thay thế bằng lái xe được không?

hlhpn.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Thứ sáu, 22/11/2024 ]

Câu hỏi:

     Sáng hôm nay em có đi ngược chiều và bị CSGT yêu cầu dừng xe. Nhưng em không mang theo bằng lái vì bằng lái của em bị Công an giữ do 01 lần vi phạm an toàn giao thông 02 tháng trước đây. CSGT đã lập biên bản với nội dung vi phạm và không có bằng lái xe. Em xin được nộp phạt tại chỗ và không ký vào biên bản do em không đồng ý với nội dung vi phạm. Vì em có bằng lái xe chứ không phải là không có. Nhưng CSGT không đồng ý và đã giữ xe em yêu cầu tới trụ sở Công an giải quyết; trường hợp này em nên xử lý ra sao!
                                                                             Phạm Thanh Hải

Trả lời:

Căn cứ Khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
“2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện giao thông được điều khiển phương tiện khi không có Giấy phép lái xe là trong trường hợp Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trong thời hạn chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trường hợp của bạn, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe của bạn là 30 ngày. Như vậy, trong thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe bạn vẫn có thể điều khiển phương tiện giao thông vì giấy hẹn giải quyết hành vi vi phạm hành chính của bạn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị thu hồi. Tuy nhiên, nếu sau thời hạn 30 ngày mà bạn vẫn chưa đến cơ quan chức năng để giải quyết hành vi vi phạm của mình mà bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt hành vi của mình đó là điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ.
Thời điểm bạn giữ bằng là 12/2015 còn thời điểm xảy ra sự việc là 18/9/2016. Tức là đã quá thời hạn 30 ngày mà bạn vẫn chưa đến cơ quan chức năng để giải quyết hành vi vi phạm của mình mà bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt hành vi của mình đó là điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ. Như vậy, cảnh sát giao thông phạt bạn vì không có bằng lái xe là hoàn toàn chính xác.
Trường hợp của bạn, bạn sẽ phải thực hiện theo quy định của phía cảnh sát giao thông và phải nộp phạt vì hai hành vi vi phạm:
– Thứ nhất là không có bằng lái xe
Cụ thể tùy từng trường hợp cụ thể bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  1. a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
  2. b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;
  3. c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).”
Khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ- CP quy định:
“7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
  1. a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
  2. b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
  3. c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.”
– Thứ hai, phạt do bạn đi ngược chiều. Căn cứ  Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
“4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  1. a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
  2. b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
  3. c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  4. d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
  1. e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
  2. g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
  3. h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
  4. i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;”
                                                                                                                                                                               
Luật gia tư vấn