Kết quả tuần 3 Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”
Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần 3:
01 Giải Nhất:
Nguyễn Thị Thân Thương– Điện thoại: xxxxxx7390 – Tỉnh: Nghệ An - Dự đoán người trả lời đúng: 1311 – Thời gian tham gia: 22:46:04 | 19/05/2020
02 Giải Nhì:
Trịnh Nguyễn Kim Ngân–Điện thoại: xxxxxx6333 – Tỉnh: Đồng Nai- Dự đoán số người trả lời đúng: 1325– Thời gian tham gia: 15:44:08 | 18/05/2020
Nguyễn Thị Hoà– Điện thoại: xxxxxx6584 – Tỉnh: Phú Thọ - Dự đoán số người trả lời đúng: 1328 – Thời gian tham gia: 07:27:59 | 23/05/2020
03 Giải Ba:
Nguyễn Thị Huệ – Điện thoại: xxxxxx3186 – Thành phố: Hà Nội - Dự đoán số người trả lời đúng: 1306 – Thời gian tham gia: 11:43:19 | 23/05/2020
Nguyễn Thị Hồng Yên – Điện thoại: xxxxxx4114- Tỉnh: Kon Tum - Dự đoán số người trả lời đúng: 1300 – Thời gian tham gia: 14:42:14 | 21/05/2020
Nguyễn Thị Thanh – Điện thoại: xxxxxx6289 – Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 1333 – Thời gian tham gia: 06:40:09 | 19/05/2020
Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 3:
Câu 1. Phong trào được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội?
Đáp án: Phương án c. Đời sống mới
Câu 2. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, nhiệm vụ phụ vận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam bao gồm?
Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên
Câu 3. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), các lực lượng nữ biệt động, dân quân du kích đã lập nhiều chiến công là:
Đáp án: Phương án d. Phương án a và b
Câu 4. Khi viết bài “Người cán bộ cách mạng”, Hồ Chí Minh nhắc đến: “Nữ anh hùng du kích…………., mấy lần bị giặc bắt và tra tấn sống đi chết lại. nhưng không hề lộ bí mật: mỗi lần thoát khỏi tay địch, hoạt động càng thêm hăng”. Điền tên nữ anh hùng đó vào chỗ trống:
Đáp án: Phương án b. Nguyễn Thị Chiên
Câu 5. Nữ du kích đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi ngày 1/8/1949?
Đáp án: Phương án a. Bùi Thị Cúc
Câu 6. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cơ quan đại diện của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được đặt ở các nước nào?
Đáp án: Phương án d. Phương án a và b
Câu 7. Năm 1949, Đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên tham dự Hội nghị Phụ nữ Á Châu được tổ chức tại đâu?
Đáp án: Phương án b. Bắc Kinh (Trung quốc)
Câu 8. Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là?
Đáp án: Phương án b. Báo Phụ nữ Việt Nam
Câu 9. Ai là người được mệnh danh là “Nữ kiệt miền Đông”?
Đáp án: Phương án c. Bà Hồ Thị Bi
THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 3
Ngay từ khi mới thành lập, Hội LHPN Việt Nam đã tham gia vào nhiều hoạt động quốc tế. thực hiện chỉ đạo của Đảng về công tác đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Hội đã đặt cơ quan đại diện ở các nước như Thái Lan, My-an-ma và cử đoàn đại biểu đi dự các hội nghị quốc tế.
Cuối năm 1949, lần đầu tiên, Đoàn Đại biểu Phụ nữ Việt Nam đến tham dự “Hội nghị Phụ nữ Châu Á”. Bà Egieni Cotton, Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Thế giới đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chung của phụ nữ Pháp và phụ nữ Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược. Trên diễn đàn hội nghị, Đoàn Phụ nữ Việt Nam tố cáo tội ác của cuộc chiến tranh do thực dân Pháp gây ra ở Việt Nam và kêu gọi phụ nữ quốc tế ủng hộ nhân dân và phụ nữ Việt Nam kháng chiến thắng lợi.
Đồng thời Hội cũng chú trọng việc tuyên truyền, vận động qua báo chí. Ngày 8-3-1948, số báo đầu tiên của báo Phụ nữ Việt Nam được phát hành tại Việt Bắc. Báo Phụ nữ Việt Nam do đồng chí Hoàng Ngân – Bí thư Phụ nữ Cứu quốc phụ trách. Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Trong những năm ở chiến khu Việt Nam, báo phát hành mỗi tháng một kỳ, số lượng 1.000 bản.
Hưởng ứng phong trào do Hội LHPN Việt Nam phát động, trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, phụ nữ tích cực tham gia trên mặt trận văn hoá, tích cực tham gia phong trào “Đời sống mới” góp phần chống lại nền văn hoá thực dân, nô dịch và giảm tệ nạn xã hội. Những năm kháng chiến, phụ nữ tham gia công tác vệ sinh y tế ở khắp nơi. Hội LHPN Việt Nam cử nhiều cán bộ phối hợp với ngành y tế mở các lớp đào tạo nữ hộ sinh nông thôn và xây dựng nhiều trạm hộ sinh ở các xã. Sau khi được đào tạo, chị em về các xã vừa phục vụ nhân dân, chăm sóc những chị em sinh để, vừa làm công tác vận động quần chúng.
Ở các vùng tự do, thực hiện phong trào “Đời sống mới”, phụ nữ là lực lượng tích cực thực hiện nếp sống mới. Chị em đấu tranh chống lại các hủ tục, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống vệ sinh, xây dựng quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, bà con trong thôn xóm…
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều đội du kích nữ đã được thành lập và chiến đấu anh dũng không thua kém gì nam giới. Tiêu biểu như Đội nữ du kích Hoàng Ngân (Hưng Yên). Đội nữ du kích Hoàng Ngân là một lực lượng vũ trang quan trọng trong tỉnh Hưng Yên, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tỉnh đội Hưng Yên. Đội nữ du kích đã tham gia nhiều đợt dánh phục kích tiêu diệt lực lượng địch, phá hết hệ thống tháp canh, hương đồn, chủ động “tìm dịch mà diệt” với nhiều cách đánh linh hoạt. Từ năm 1953 đến đầu năm 1954, có hơn 1804 cuộc đấu tranh chống bắt lính, dòi 4574 thanh niên thoát khỏi tay răc. Trong công tác địch vận, nòng cốt là lực lượng nữ du kích Hoàng Ngân, chỉ riêng tháng 7/1954, toàn tỉnh vận động được 1.400 sĩ quan, binh lích địch mang súng và 14 xe ô tô về với nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp, đội nữ du kích Hoàng Ngân giữ vai trò quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân, cùng quân dân trong tỉnh đánh hơn 1.000 trận, lập chiến công lừng lẫy. Nhiều nữ du lích anh dùng đã lập nhiều thành tích như Anh hùng Bùi Thị Cúc, Trần Thị Tý, Trần Thị Khang…. Các chị anh dũng trong chiến đấu, kiên trung với cách mạng, dù bị địch tra tấn chết đi, sống lại cũng không để lộ bí mật. Điển hình là bà Nguyễn Thị Chiên (sinh năm 1930) tại xóm Trại Đồng, xã Tân Tiến (nay là thị trấn Nê, huyện Kiến Xương, Thái Bình). Bà tham gia vào lực lượng du kích Thái Bình vào những năm 1930 khi Thái Bình trở thành điểm nóng trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Nhiệm vụ của bà là truyền rải đơn; canh gác bảo vệ vòng ngoài của cơ sở bí mật; trinh sát phát hiệm nơi ém quân của địch để báo cho du kịch và các đơn vị bộ đội biết; quấy nhiễu và phá huỷ các đồn bốt của địch. Trong thời kỳ đó, đoàn chủ lực và du kích của ta còn thiếu nhiều vũ khí, bà Chiên đã vận động đồng đội ngoài việc cướp súng, lấy súng của địch để giao nộp cho bộ đội chủ lục; tự trang bị vũ khí cho mình và tăng cường hoạt động quấy nhiễu ở các địa phương lân cận. Năm 1950, bà bị địch bắt. Sau khi ra tù, bà Chiên tiếp tục hoạt động Cách Mạng và lập nhiều chiến công. Năm 1952, Bà Nguyễn Thị Chiên vinh dự là đại biểu nữ du kích duy nhất được chọn đi báo cáo điển hình tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thu đua Toàn quốc lần thứ I tổ chức tại Việt Bắc (01/5/29152). Với những đóng góp của mình, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Hoặc như bà Bùi Thị Cúc là dân quân du kích xã Ba Trại, Bất Bạt, Sơn Tây đã anh dũng diệt 8 tên giặc trong trân 16/2/1949 và được Bác Hồ gửi thư khen.
Ở miền Nam có “nữ kiệt miền Đông” Hồ Thị Bi. Bà quê Tân Hìệp, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định, tham gia cách mạng từ năm 1936. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, bà là Đoàn phó Phụ nữ Cứu quốc quận Hóc Môn. Nãm 1948, là Đại đội trưởng Đại đội 2804, kiêm T1ểu đoàn phó Tiễn đoàn 935, trực thuộc B 312 của Gia Định Hóc Môn. Trong năm 1949, Đại đội đã lập nhiều chiến công, khiến kẻ địch khiếp sợ khi nghe tên Bà.