Tự do mạng xã hội phải đi kèm trách nhiệm xã hội

hlhpn.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Thứ năm, 07/11/2024 ]

Việt Nam chính thức kết nối với xa lộ thông tin của thế giới vào ngày 19-11-1997. Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng internet.

Internet và mạng xã hội (MXH) ở Việt Nam đã trở thành công cụ vô cùng quen thuộc, là “một phần tất yếu” trong cuộc sống của người dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước. Thế nhưng, vừa qua trên một vài trang mạng vẫn xuất hiện những giọng điệu cho rằng: Việt Nam vi phạm tự do internet, tự do MXH.

Bức tranh sinh động

Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet nói chung và MXH nói riêng. Điều này đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, được cụ thể hóa trong nhiều luật, nghị định cùng nhiều văn bản pháp luật khác và được biểu hiện sinh động trên thực tế.

Ngoài các báo điện tử, các trang tin, thông qua MXH (Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram...), người dân Việt Nam có thể tự do chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Trong hệ thống chính trị, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương ở Việt Nam ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng MXH để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân…

Tự do mạng xã hội phải đi kèm trách nhiệm xã hội
Cần có sự kiểm soát chặt chẽ thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật này lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: tuyengiao.vn

Hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ và tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, Luật An ninh mạng (ANM), sau một năm có hiệu lực đã dần đi vào cuộc sống, mang lại những hiệu quả rất rõ nét, thiết thực trong đời sống xã hội. Trước, trong và sau khi luật ra đời, không ít thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động cho rằng việc Việt Nam ban hành Luật ANM là "vi phạm quyền con người, bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...". Thực tế, sau một năm thực thi đã chứng minh Luật ANM hoàn toàn không vi phạm quyền con người, không bóp nghẹt tự do ngôn luận, mà ngược lại đã tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân... Mọi cá nhân vẫn được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật đã giúp tạo môi trường lành mạnh, an toàn. Nhiều thông tin, bài viết, video clip ảnh hưởng tiêu cực đến chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý; đời tư cá nhân được bảo vệ; hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được bảo đảm; các đối tượng tung tin sai lệch, nhất là về dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch đã bị xử lý.

Tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin

Mặt khác, cũng cần thấy rằng nhận thức, quan điểm về internet, MXH và tham gia MXH của một số người chưa đúng, chưa đầy đủ. Không ít người dùng nghĩ rằng tự do internet, tự do MXH là vô hạn, không thấy rõ sự gắn bó giữa quyền lợi với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia MXH. Do cách nhìn thiên về mặt trái của MXH nên vẫn có người nhìn nhận MXH với thái độ thành kiến. Đi kèm với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, MXH, Việt Nam cũng là quốc gia có nguy cơ xảy ra các hành vi phạm pháp từ MXH.

Đặc biệt, tình trạng tin giả, lừa đảo, xuyên tạc, bịa đặt qua MXH là một trong những vấn đề nhức nhối nổi lên thời gian qua. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Phân tích chúng ta thấy dư luận phản ứng rất mạnh mẽ trước những vấn đề thuộc giá trị đạo đức truyền thống hoặc các vấn đề nóng, vấn đề có tính thời sự cao trong đời sống xã hội. Lợi dụng yếu tố tâm lý này, nhiều người đã tạo ra các tin giả, tin lừa đảo, tin bóp méo, xuyên tạc sự thật với động cơ và mục đích cá nhân. Vì mục đích kinh tế mà một bộ phận bán hàng online cố tình tạo ra tin giả và lan truyền tin giả nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng vào trang MXH của mình.

Sự bùng phát của tin giả, tin xuyên tạc cũng một phần do chính những người tiếp cận thông tin, những người tham gia MXH. Do nhận thức hạn chế, thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết nên không ít người không biết thông tin mình tiếp cận là đúng hay sai, có cơ sở khoa học hay không, tác động, ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội như thế nào nên đã đăng tải, chia sẻ, bình luận một cách tùy tiện, vô trách nhiệm... Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động tạo ra rất nhiều thông tin giả, thông tin xấu độc nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một số đối tượng mang danh “thực hiện quyền tự do ngôn luận” thông qua MXH để “bày tỏ quan điểm cá nhân” nhưng thực chất là tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và đã bị xử lý trước pháp luật. Sau mỗi trường hợp bị xử lý, các thế lực thù địch, phản động lại lu loa rằng “Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận”, “vi phạm tự do internet”... Cần khẳng định rõ rằng giọng điệu ấy không nhằm mục đích gì khác là bao che, dung túng, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật và sâu xa là chống phá Việt Nam. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do MXH là nhiệm vụ của mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng cũng như các quyền cơ bản khác, quyền tự do MXH chỉ được bảo vệ khi nó được dùng vào mục đích đúng đắn và phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Mọi hành vi lợi dụng quyền này để vi phạm pháp luật thì không chỉ có Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải xử lý nghiêm minh.

Để đối phó với nạn tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng, trước hết cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người thấy rõ tính nguy hại của vấn đề; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, nhất là người tham gia MXH cần tỉnh táo trong tiếp cận thông tin để tránh bị lợi dụng tiếp tay cho kẻ xấu, đồng thời tích cực đấu tranh với vấn nạn tin giả.

Tin giả lan truyền nhanh nhất ở bộ phận độc giả thiếu hiểu biết nhưng lại quá nhẹ dạ, cả tin… Do vậy, mỗi người cần đề cao trách nhiệm tự thân, nâng cao trách nhiệm đối với các nội dung được đăng tải, chia sẻ. Có thể ví MXH như cái chợ, ở đó người ta bán đủ thứ thông tin, hình ảnh mà không ai kiểm chứng, kiểm duyệt. Ở đó có cả hàng thật lẫn hàng giả, hàng nhái; lẫn cả hàng tươi ngon với hàng ôi thiu… Mỗi chúng ta hãy trở thành những người “tiêu dùng thông thái” khi tham gia vào chợ thông tin này. Hãy giữ cho mình tác phong thận trọng và luôn mang tâm thế của người hiểu biết, tỉnh táo. Chỉ có như vậy mới tạo ra cho mình một bộ lọc chuẩn trong thời đại "bão" thông tin này.

Chế tài xử phạt nghiêm minh

Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có tự do internet, MXH. Mặt khác, đối với những người vi phạm các quy định của pháp luật trên không gian mạng, đăng phát các thông tin thất thiệt, lừa đảo, xuyên tạc, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân... các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Việt Nam kiên quyết phản đối, đấu tranh với mọi hành vi lợi dụng quyền con người nói chung và quyền tự do internet, MXH nói riêng để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

 Ngày 3-2-2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử” thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013.

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định khá cụ thể về hành vi thông tin sai sự thật trên môi trường viễn thông. Nhưng quá trình tổ chức thực hiện có những hạn chế và diễn biến tình hình đã thay đổi, xuất hiện những kẽ hở, mức độ xử phạt chưa đủ sức răn đe... Vì thế mà tình trạng dùng MXH, trang thông tin, tài khoản cá nhân để đăng thông tin sai sự thật chưa giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng.

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ra đời với 124 điều, đã quy định rõ hơn, chi tiết hơn về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Đây được xem là phương thuốc mạnh hơn trong việc phòng, chống những thông tin giả, sai lệch, xấu độc đang lan tràn trên không gian mạng thời gian vừa qua.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, kịp thời điều chỉnh mọi mặt của đời sống. Việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân đang được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng thực hiện. Cùng với đó, trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, điều quan trọng đối với mỗi người dân là phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo trong tiếp nhận và xử lý thông tin. Trong khi thực hiện quyền của mình, mỗi người còn phải tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể, cá nhân; luôn đặt lợi ích quốc gia-dân tộc lên hàng đầu, thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật.

Việc Việt Nam ban hành Luật ANM, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thực chất là nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet, tự do MXH của người dân ngày càng tốt hơn; làm cho môi trường mạng của Việt Nam ngày càng trong lành và an toàn hơn, phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận điệu cho rằng Luật ANM, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cùng các văn bản quy phạm pháp luật mà Việt Nam ban hành và thực hiện là "bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...", “vi phạm tự do mạng xã hội”... thực chất là hành vi tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việt Nam luôn hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, tiến bộ, dân chủ và văn minh, trong đó các quyền con người nói chung, quyền tự do internet, tự do MXH nói riêng được tôn trọng và bảo đảm. Đồng thời, Việt Nam kiên quyết vạch trần và đấu tranh không khoan nhượng với những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của đất nước và nhân dân.

                                                                                           

Hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ và tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, Luật An ninh mạng (ANM), sau một năm có hiệu lực đã dần đi vào cuộc sống, mang lại những hiệu quả rất rõ nét, thiết thực trong đời sống xã hội. Trước, trong và sau khi luật ra đời, không ít thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động cho rằng việc Việt Nam ban hành Luật ANM là "vi phạm quyền con người, bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...". Thực tế, sau một năm thực thi đã chứng minh Luật ANM hoàn toàn không vi phạm quyền con người, không bóp nghẹt tự do ngôn luận, mà ngược lại đã tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân... Mọi cá nhân vẫn được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật đã giúp tạo môi trường lành mạnh, an toàn. Nhiều thông tin, bài viết, video clip ảnh hưởng tiêu cực đến chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý; đời tư cá nhân được bảo vệ; hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được bảo đảm; các đối tượng tung tin sai lệch, nhất là về dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch đã bị xử lý.

Tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin

Mặt khác, cũng cần thấy rằng nhận thức, quan điểm về internet, MXH và tham gia MXH của một số người chưa đúng, chưa đầy đủ. Không ít người dùng nghĩ rằng tự do internet, tự do MXH là vô hạn, không thấy rõ sự gắn bó giữa quyền lợi với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia MXH. Do cách nhìn thiên về mặt trái của MXH nên vẫn có người nhìn nhận MXH với thái độ thành kiến. Đi kèm với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, MXH, Việt Nam cũng là quốc gia có nguy cơ xảy ra các hành vi phạm pháp từ MXH.

Đặc biệt, tình trạng tin giả, lừa đảo, xuyên tạc, bịa đặt qua MXH là một trong những vấn đề nhức nhối nổi lên thời gian qua. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu? Phân tích chúng ta thấy dư luận phản ứng rất mạnh mẽ trước những vấn đề thuộc giá trị đạo đức truyền thống hoặc các vấn đề nóng, vấn đề có tính thời sự cao trong đời sống xã hội. Lợi dụng yếu tố tâm lý này, nhiều người đã tạo ra các tin giả, tin lừa đảo, tin bóp méo, xuyên tạc sự thật với động cơ và mục đích cá nhân. Vì mục đích kinh tế mà một bộ phận bán hàng online cố tình tạo ra tin giả và lan truyền tin giả nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng vào trang MXH của mình.

Sự bùng phát của tin giả, tin xuyên tạc cũng một phần do chính những người tiếp cận thông tin, những người tham gia MXH. Do nhận thức hạn chế, thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết nên không ít người không biết thông tin mình tiếp cận là đúng hay sai, có cơ sở khoa học hay không, tác động, ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội như thế nào nên đã đăng tải, chia sẻ, bình luận một cách tùy tiện, vô trách nhiệm... Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động tạo ra rất nhiều thông tin giả, thông tin xấu độc nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một số đối tượng mang danh “thực hiện quyền tự do ngôn luận” thông qua MXH để “bày tỏ quan điểm cá nhân” nhưng thực chất là tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và đã bị xử lý trước pháp luật. Sau mỗi trường hợp bị xử lý, các thế lực thù địch, phản động lại lu loa rằng “Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận”, “vi phạm tự do internet”... Cần khẳng định rõ rằng giọng điệu ấy không nhằm mục đích gì khác là bao che, dung túng, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật và sâu xa là chống phá Việt Nam. Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do MXH là nhiệm vụ của mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng cũng như các quyền cơ bản khác, quyền tự do MXH chỉ được bảo vệ khi nó được dùng vào mục đích đúng đắn và phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Mọi hành vi lợi dụng quyền này để vi phạm pháp luật thì không chỉ có Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải xử lý nghiêm minh.

Để đối phó với nạn tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng, trước hết cần tuyên truyền, giáo dục để mọi người thấy rõ tính nguy hại của vấn đề; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, nhất là người tham gia MXH cần tỉnh táo trong tiếp cận thông tin để tránh bị lợi dụng tiếp tay cho kẻ xấu, đồng thời tích cực đấu tranh với vấn nạn tin giả.

Tin giả lan truyền nhanh nhất ở bộ phận độc giả thiếu hiểu biết nhưng lại quá nhẹ dạ, cả tin… Do vậy, mỗi người cần đề cao trách nhiệm tự thân, nâng cao trách nhiệm đối với các nội dung được đăng tải, chia sẻ. Có thể ví MXH như cái chợ, ở đó người ta bán đủ thứ thông tin, hình ảnh mà không ai kiểm chứng, kiểm duyệt. Ở đó có cả hàng thật lẫn hàng giả, hàng nhái; lẫn cả hàng tươi ngon với hàng ôi thiu… Mỗi chúng ta hãy trở thành những người “tiêu dùng thông thái” khi tham gia vào chợ thông tin này. Hãy giữ cho mình tác phong thận trọng và luôn mang tâm thế của người hiểu biết, tỉnh táo. Chỉ có như vậy mới tạo ra cho mình một bộ lọc chuẩn trong thời đại "bão" thông tin này.

Chế tài xử phạt nghiêm minh

Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có tự do internet, MXH. Mặt khác, đối với những người vi phạm các quy định của pháp luật trên không gian mạng, đăng phát các thông tin thất thiệt, lừa đảo, xuyên tạc, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân... các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Việt Nam kiên quyết phản đối, đấu tranh với mọi hành vi lợi dụng quyền con người nói chung và quyền tự do internet, MXH nói riêng để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

 Ngày 3-2-2020, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử” thay thế Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013.

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định khá cụ thể về hành vi thông tin sai sự thật trên môi trường viễn thông. Nhưng quá trình tổ chức thực hiện có những hạn chế và diễn biến tình hình đã thay đổi, xuất hiện những kẽ hở, mức độ xử phạt chưa đủ sức răn đe... Vì thế mà tình trạng dùng MXH, trang thông tin, tài khoản cá nhân để đăng thông tin sai sự thật chưa giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng.

Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ra đời với 124 điều, đã quy định rõ hơn, chi tiết hơn về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực. Đây được xem là phương thuốc mạnh hơn trong việc phòng, chống những thông tin giả, sai lệch, xấu độc đang lan tràn trên không gian mạng thời gian vừa qua.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, kịp thời điều chỉnh mọi mặt của đời sống. Việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân đang được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng thực hiện. Cùng với đó, trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, điều quan trọng đối với mỗi người dân là phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo trong tiếp nhận và xử lý thông tin. Trong khi thực hiện quyền của mình, mỗi người còn phải tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể, cá nhân; luôn đặt lợi ích quốc gia-dân tộc lên hàng đầu, thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật.

Việc Việt Nam ban hành Luật ANM, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thực chất là nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet, tự do MXH của người dân ngày càng tốt hơn; làm cho môi trường mạng của Việt Nam ngày càng trong lành và an toàn hơn, phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận điệu cho rằng Luật ANM, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cùng các văn bản quy phạm pháp luật mà Việt Nam ban hành và thực hiện là "bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...", “vi phạm tự do mạng xã hội”... thực chất là hành vi tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việt Nam luôn hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, tiến bộ, dân chủ và văn minh, trong đó các quyền con người nói chung, quyền tự do internet, tự do MXH nói riêng được tôn trọng và bảo đảm. Đồng thời, Việt Nam kiên quyết vạch trần và đấu tranh không khoan nhượng với những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của đất nước và nhân dân.

                                                       Theo: http://tinhuykhanhhoa.vn/ (Nguồn: QDND.VN)

                                                  http://tinhuykhanhhoa.vn/tin-chi-tiet/id/8031/Tu-do-mang-xa-hoi-phai-di-kem-trach-nhiem-xa-hoi