Rác thải sinh hoạt là gì? Tại sao lại phải phân loại rác tại nguồn?

hlhpn.khanhhoa.gov.vn ── [ In trang Thứ sáu, 08/11/2024 ]

* Khái niệm rác thải sinh hoạt: là chất thải bao gồm mọi thứ mà con người không còn sử dụng tới, có ý định vứt đi hoặc loại bỏ. Chất thải có thể ở dạng rắn (rác thải), lỏng (nước thải) hoặc khí (khí thải).

* Tác hại của rác:

- Gây ra nhiều loại bệnh tật: Bãi rác là mơi trú ngụ và phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể truyền bệnh qua một số loài côn trùng và động vật sống ở bãi rác. Khí thải, nước thải cũng gây ra các bệnh về đường hô hấp, da, phổi …

- Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học: Chất thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thiên nhiên. Nhiều sinh vật chết sau khi ăn phải rác thải nhựa hoặc vướng vào rác thải. Bên cạnh đó, đất, nước chứa rác thải sẽ nhiễm nhiều chất độc khiến cây cối, sinh vật không thể sinh trưởng, phát triển.

- Ảnh hưởng đến cảnh quan: Các bãi rác làm ảnh hưởng đến cảnh quan và bốc mùi hôi thối, khó chịu.

- Ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

Hiện nay, rác thải chưa được phân loại tại nguồn, hệ thống thu gom rác thải còn thiếu, xe gom rác mới được trang bị ở khu đô thị, khu đông dân cư, còn ở vùng sâu vùng xa thì rác không được thu gom mà vứt bừa bãi thành các bãi rác ven đường; việc xử lý rác hiện nay chủ yếu là đốt và chôn lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

* Phân loại rác tại nguồn:

Rác thải sinh hoạt chia thành 3 loại: rác tái chế, rác hữu cơ và rác vô cơ.

- Rác thải tái chế: Là rác thải mà sau khi con người loại bỏ vẫn có thể tái sử dụng lại.

Rac - Copy.jpg (32 KB)

Rác tái chế (Hình internet)

- Rác thải hữu cơ: Là những loại rác dễ dàng phân hủy, chúng thường được tận dụng làm phân xanh (phân hữu cơ) hoặc làm thức ăn cho động vật nuôi.

Rac huu co.jpg (38 KB)

Rác hữu cơ (hình inter net)

- Rác thải vô cơ: Là những rác thải không thể tái sử dụng hoặc tái chế, với những loại rác thải này chỉ có cách chôn hoặc đốt.

Rac vo co.jpg (49 KB)

*  Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn:

- Phân loại rác tại nguồn sẽ giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho toàn dân, đơn giản trong việc triển khai xử lý tập trung: đốt, tái chế và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu cơ cho sản xuất phân bón.

- Tổ chức thu gom, vận chuyển rác sẽ giúp giảm 50% lượng rác cần thu gom, vận chuyển và đơn giản hóa việc tổ chức phương tiện, khối lượng cần thu gom.

- Xử lý rác thải để không còn ô nhiễm không khí do phân hủy hữu cơ; Tái sử dụng rác hữu cơ ngay tại nguồn phát thải.

Thùy Dung (tổng hợp)